Nguyên liệu Rượu_nếp

Gạo nếp

Gạo nếp dùng làm rượu nếp nguyên thủy là loại gạo nếp hạt ngắn, màu trắng đục. Thành phần tinh bột của gạo nếp chủ yếu là Amylopectin rất dễ hồ hóa và kết dính sau khi chín. Một số vùng miền ở Việt nam có các giống nếp đặc sản như nếp cẩm, nếp cái hoa vàng thì thường được dùng để làm loại thức uống có cồn không qua chưng cất như rượu nếp than, rượu nếp đục hoặc có thể ăn được như cơm rượu, (còn gọi là rượu nếp cái). Một số loại gạo hạt dài đặc chủng có thể sử dụng như là nguyên liệu thay thế gạo nếp để làm rượu nhờ có thành phần giàu tinh bột dễ lên men hoặc có mùi thơm đặc trưng tương tự như gạo nếp.Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều loại gạo nếp như nếp Cái hoa vàng, nếp Hà nội, nếp quýt ĐạTẻh. Xét về độ thơm thì nếp quýt ĐạTẻh là thơm ngon nhất, vì loại gạo này mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ với số lượng hạn chế ở vùng kinh tế lúa nước phía Nam tỉnh Lâm Đồng.Chính nhờ loại gạo nếp quýt độc đáo này mà Rượu nếp quýt ĐạTẻh được các thực khách vô vùng ưa thích, mùi đầm, thơm, dịu, ngon, dễ uống, say mềm...Phải nói rượu nếp quýt dateh là đỉnh cao của các loại rượu nếp!

Bánh men

Một số loại rượu nếp Phú Lộc

Bánh men được sản xuất theo phương pháp cổ truyền thông qua cha truyền con nối là bí quyết của mỗi gia đình hay một làng nghề. Về cơ bản bánh men là một hỗn hợp bao gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Các vi sinh vật này có thể là nấm mốc, nấm men và vi khuẩn. Các loại vi sinh vật này được tuyển chọn từ môi trường tự nhiên và lưu giữ bởi các nghệ nhân. Việc đảm bảo tính thuần chủng không bị tạp nhiễm của hệ vi sinh được lựa chọn để làm rượu là một trong những yếu tố quan trọng để làm ra một loại rượu nếp ngon.